lonelyviet
Wanderer
[ss:ColorfulLoveStory][Mo0:0]
Posts: 185
|
Post by lonelyviet on Jul 17, 2008 11:50:19 GMT -5
(translated to Vietnamese from the Chinese) Triệu Vân ( Trường Sơn Triệu Tử Long) Zhao Yun (Chang Shan Zhao Zi Long) Trường Sơn Triệu Tử Long trước là tướng dưới trướng của Công Tôn Toản, sau theo về với Lưu Bị, từ đầu chí cuối là 1 bầy tôi trung, 1 chiến tướng giỏi. Tuy là kẻ chỉ đâu đánh đấy nhưng lòng trung thành tận tụy của Triệu Vân là không thể chối cãi. Triệu Vân oai chấn thiên hạ có lẽ là từ sau trận chiến Tương Dương, Trường Bản khi một mình một ngựa vượt trùng vây quân Tào đưa A Đẩu về với Lưu Bị. Sau này Triệu Vân cũng thành người đắc ý của Gia Cát, ông luôn theo hộ tống cho Gia Cát trong mọi lần xuất quân. Trong trận Hán Thủy, ông một mình cứu Hoàng Trung ra khỏi vòng vây, Tào Tháo ngắm chiến trận đó mà than: người anh hùng Ðương Dương Trường Bản thuở xưa, nay vẫn còn sao ?” Đến khi cuối đời, Triệu Vân tuổi đã cao như cung đã căng hết cỡ vậy mà vẫn một mình chém 3 tướng họ Hàn, đuổi quân Hạ Hầu Mậu coi như là viên mãn cho cuộc đời 1 đại tướng như ông
|
|
lonelyviet
Wanderer
[ss:ColorfulLoveStory][Mo0:0]
Posts: 185
|
Post by lonelyviet on Jul 17, 2008 11:51:41 GMT -5
Quan Công (Quan Vũ) Guan Gong (Guan Yu) Vân Trường quê ở Giải Lương, Hà Đông; mới buổi đầu xuất hiện đã ra dáng anh hào, về sau này cũng được La Quán Trung dành nhiều ưu ái. Người đời coi Quan Công là biểu tượng cho lòng trung thành và trượng nghĩa. Hồ Chí Minh trong “Tức cảnh” cũng có câu thơ khen ngợi khí tiết Quan Vũ rằng: Cánh lá khéo in hình Dực Đức Vầng hồng sáng mãi dạ Quan Công Quan Vũ buổi lập danh đánh giặc Khăn Vàng đã làm người đời kính nể; sau bất đắc dĩ theo về với Tào Tháo nhưng “thân tại Tào doanh, tâm tại Hán”, ông vẫn luôn một lòng hướng về Lưu Bị. Bỏ vinh hoa phú quý, Quan Công rước 2 chị dâu đi tìm Lưu Bị; trong lúc nghỉ đêm ông lại ngồi ngoài gác cửa, biết trọng lễ nghĩa thật làm người ta kính phục. Cho đến sau này, nhớ cái ơn của Tào Tháo mà Quan Vũ vượt ra quân lệnh tha cho Tào Tháo ở ngõ Hoa Dung càng làm hình ảnh ông trở nên đáng kính hơn. Nhưng phàm ở đời, anh hùng có dũng ắt sẽ kiêu, Quan Vũ cũng không ngoại lệ. Người ta sau này còn phê phán Quan Vũ nhiều vì thói kiêu căng để đến nỗi mất mạng về tay Lã Tử Minh đồng thời làm mất Kinh Châu, làm lung lay gốc rễ nhà Thục.
|
|
lonelyviet
Wanderer
[ss:ColorfulLoveStory][Mo0:0]
Posts: 185
|
Post by lonelyviet on Jul 17, 2008 11:53:05 GMT -5
Hoàng Trung - Huang Zhong Hoàng Trung là tướng dưới trướng thái thú Trường Sa Hàn Huyền, trước đại chiến với Quan Vũ, sau đầu quân theo Lưu Bị. Chiến công lớn nhất của ông có lẽ lần chém Hạ Hầu Uyên tại núi Định Quân. Ông sau này cùng Nghiêm Nhan trở thành 2 lão tướng lẫy lừng nhất trong Tam Quốc; người đời vinh danh 2 ông không kém gì Liêm Pha nước Triệu xưa. Tam Quốc và các truyện ăn theo về sau đều dùng hình ảnh lão tướng cầm cung là biểu tượng để nhận ra Hoàng Trung nhìn rất phong độ, cứ như Hậu Nghệ, Lý Quảng, với Hoa Vinh vậy . Đọc Tam Quốc lâu quá nên không nhớ rõ ông mất ra sao, chắc là tuổi cao mà mất, cũng không thấy nhắc gì đến con cháu của ông.
|
|
lonelyviet
Wanderer
[ss:ColorfulLoveStory][Mo0:0]
Posts: 185
|
Post by lonelyviet on Jul 17, 2008 11:53:58 GMT -5
Trương Phi ~ Zhang Fei Dực Đức nước Yên buổi đầu chỉ là anh bán thịt ở Trác Quận nhưng đã thích kết giao hào kiệt; cho đến sau này, xuyên suốt trong Tam Quốc, Dực Đức có thể coi là người sống đúng với lòng mình nhất. Trương Phi sử dụng cây trượng “Bát điểm cương mâu”, khi ra quân rất anh dũng. Chẳng thế đời sau đã vinh danh ông ngay sau trận mở màn với Trình Viễn Trí: Anh hùng xuất trận buổi đầu tay, Một thử xà mâu, một thử đao. Khí tiết rạng ngời oai lực khét, Chia ba thiên hạ rạng anh hào. Trương Phi có lẽ được nhớ đến nhiều nhất qua trận Trường Bản với tiếng thét làm vỡ mật tướng Tào vẫn được truyền tụng mãi. Nhưng ngoài câu chuyện đó, người ta còn kính phục Trương Phi ở chữ trung và đức tính phục thiện. Tiêu biểu nhất là tích Hồi trống Cổ Thành khi Trương Phi thách Vân Trường trong 3 hồi trống chém chết tướng Tào. Hình ảnh Trương Phi “thẳng tay giục trống” sau này được khai thác rất nhiều trong các bộ phim dã sử và tuồng. Thế rồi ngay sau khi Quan Vũ một đao chém chết Sái Dương, Trương Phi không ngần ngại quỳ xuống xin anh tha tội. Trương Phi tuy kiêu dũng thiện chiến, sức mạnh hơn người nhưng bình sinh tính nóng như lửa, cũng vì thế mà sau này mạng vong bởi thủ hạ dưới quyền. Trương Phi chết rồi, tam anh chỉ còn một, chẳng trách Lưu Bị cũng không thọ lâu sau đó; Thục Hán suy từ đây.
|
|
lonelyviet
Wanderer
[ss:ColorfulLoveStory][Mo0:0]
Posts: 185
|
Post by lonelyviet on Jul 17, 2008 11:54:42 GMT -5
Mã Siêu - Ma Chao Mã Mạnh Khởi là con trai của thái thú Tây Lương Mã Đằng, sau khi Mã Đằng cùng Mã Hưu, Mã Thiết bị Tào Tháo hại chết, Mã Siêu cất quân báo thù. Trong trận Đồng Quan, Mạnh Khởi đại phá quân Tào, khiến Tào Tháo cắt râu cởi áo mà trốn. Mã Siêu tuổi trẻ anh tuấn hào hoa, đầu đội mão sư tử, lưng thắt đai hổ phù, bào trắng giáp bạc, uy nghi mà thanh lịch; dưới quyền lại có Mã Đại, Bàng Đức đều là dũng tướng cả, người đời hâm mộ mà gọi là “Cẩm Mã Siêu”. Hứa Chử sau này cởi trần đánh Mã Siêu trăm hiệp bất phân thắng bại, đủ biết Mã Siêu sức mạnh siêu quần đến mức nào. Quân Tây Lương sau đó trúng kế ly gián mà tan tác, Mã Siêu đầu quân cho Trương Lỗ. Đến khi Huyền Đức đánh ải Hà Manh, Mã Siêu đang đêm đốt đuốc đánh với Trương Phi trời long đất lở mà cũng không phân thắng bại. Sau này nghe lời khuyên nhủ mới về hàng Lưu Bị, nhưng sau đó thì không còn thấy nổi bật nữa
|
|
lonelyviet
Wanderer
[ss:ColorfulLoveStory][Mo0:0]
Posts: 185
|
Post by lonelyviet on Jul 17, 2008 11:57:11 GMT -5
Lục Tốn - Lu Xun Lục Bá Ngôn có thể xem là hy vọng cuối cùng của nhà Ngô sau này, một mình ông làm tướng giữ Giang Khẩu, sau dùng hoả công thiêu trăm dặm trại đánh cho Lưu Bị tan tành. Khi ông lạc vào Bát quái trận của Khổng Minh thì may được cha vợ Khổng Minh là Hoàng Thừa Ngạn thương tình cứu ra, đúng là số trời vậy. Công trạng của Lục Tốn phá Thục đời sau đánh giá không kém gì Chu Du xưa kia đại phá quân Tào.
|
|